Nghị định 106-2006/NĐ-CP về về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN
Nghị định 106 quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của từng cơ quan xử lý vi phạm, về thủ tục xử phạt, đồng thời xác định cụ thể từng loại hành vi bị coi là vi phạm hành chính về SHCN và mức phạt tương ứng. Vẫn như trước đây, các hình thức xử phạt chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Bên vi phạm có thể phải chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung (chẳng hạn như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh của bên vi phạm…) và các biện pháp khắc phục hiệu quả (như buộc loại bỏ yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, buộc cải chính công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng…) Nhưng điểm mới của Nghị định 106 so với các văn bản trước đây là việc quy định cách tính mức tiền phạt dựa trên cơ sở giá trị hàng hóa vi phạm bị phát hiện trên thực tế.
Giá trị hàng hóa vi phạm
|
Mức phạt
|
Dưới 20 triệu đồng (*)
|
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Từ 20 đến 40 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Từ 40 đến 60 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Trên 60 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Giá trị hàng hóa vi phạm
|
Mức phạt
|
Dưới 15 triệu đồng (*)
|
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Từ 15 đến 30 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Từ 30 đến 45 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Trên 45 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Giá trị hàng hóa vi phạm
|
Mức phạt
|
Dưới 10 triệu đồng (*)
|
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Từ 10 đến 20 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Từ 20 đến 30 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
Trên 45 triệu đồng
|
Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm
|
- Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền SHCN (điều 6): (i) Hành vi sửa chữa, tẩy xóa văn bằng bảo hộ và tài liệu chứng minh quyền SHCN có thể bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng; (ii) Hành vi cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch trong các thủ tục pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền SHCN bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng; (iii) Hành vi giả mạo giấy tờ trong các thủ tục nói trên bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng;
- Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền SHCN (điều 9): Các hành vi như chỉ dẫn sai về chủ thể quyền SHCN, về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ quyền SHCN, về tác giả và về tình trạng pháp lý bảo hộ SHCN có thể bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng;
- Hành vi vi phạm quy định về bảo mật (điều 10) đối với dữ liệu kết quả thử nghiệm trong thủ tục xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm có thể bị phạt từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.
- Các hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về SHCN có thể bị phạt từ 100 ngàn đến 4 triệu đồng tùy vào từng loại hành vi. Mức phạt được quy định khá chi tiết tại điều 11.
- Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động đại diện SHCN có thể bị phạt từ 1 triệu đến 15 triệu đồng tùy vào từng loại hành vi. Mức phạt được quy định khá chi tiết tại điều 7.
- Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động giám định SHCN có thể bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng tùy vào từng loại hành vi. Mức phạt được quy định khá chi tiết tại điều 8.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm bí mật kinh doanh về SHCN bị xử phạt theo luật cạnh tranh.