Những câu hỏi thường gặp về Giấy phép CC
Lưu ý: Đây không phải là toàn bộ những câu hỏi thường gặp, mà là một tập hợp câu hỏi súc tích nhằm mục đích giải đáp một cách rõ ràng và ngắn gọn các câu hỏi phổ biến nhất về Cộng đồng Sáng tạo. Nếu bạn không tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của mình ở đây, bạn có thể xem tại Mục toàn bộ các câu hỏi thường gặp. Để hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên liên quan đến Cộng đồng Sáng tạo và/hoặc trên trang web của Cộng đồng sáng tạo, bạn nên xem phần danh mục chú giải về thuật ngữ tìm thấy trên trang wiki này.
- Cộng đồng Sáng tạo có thể cung cấp sự tư vấn pháp lý về các Giấy phép CC hoặc hỗ trợ thực thi Giấy phép CC hay không?
Không. Chúng tôi không được phép tư vấn pháp lý hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý để hỗ trợ cho bất kỳ ai trong việc thực thi Giấy phép CC. Chúng tôi không phải là một công ty luật. Chúng tôi giống như một trang web tự lực về mặt pháp lý, cung cấp miễn phí các văn bản pháp luật dựa trên biểu mẫu cho bạn để bạn có thể sử dụng theo cách mà bạn thấy phù hợp.
Tuy nhiên, chúng tôi luôn duy trì một danh sách các luật sư và các tổ chức pháp lý, mà bản thân họ đã xác nhận sẽ sẵn sàng tư vấn cho các khách hàng về các vấn đề liên quan đến Giấy phép CC. Lưu ý rằng, Cộng đồng Sáng tạo không cung cấp dịch vụ giới thiệu, và chúng tôi không cần xác nhận hoặc giới thiệu bất cứ ai trong danh sách này cho bất kỳ khách hàng hay tình huống cụ thể nào. Mạng lưới quốc tế các Cộng đồng Sáng tạo thành viên của chúng tôi cũng có thể là một nguồn thông tin tốt để biết thêm những thông tin (nhưng không phải là là thông tin tư vấn pháp lý) về Giấy phép CC trong một quốc gia cụ thể. Thông tin liên lạc về các thành viên của chúng tôi được đăng tải trên website của mỗi thành viên.
- Việc sử dụng “X” có vi phạm điều khoản phi thương mại của Giấy phép CC không?
Các Giấy phép phi thương mại của chúng tôi (ký hiệu BY-NC, BY-NC-SA, BY-NC-ND) ngăn cấm việc sử dụng “chủ yếu nhằm mục đích hay hướng tới lợi ích thương mại hoặc thu tiền cho cá nhân“. Việc sử dụng có mạng mục đích thương mại hay không sẽ phụ thuộc vào tình huống và ý định cụ thể của người sử dụng, như đã được nêu trong định nghĩa.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng có như cho phép hay không là khá rõ ràng, và hiếm thấy có xung đột khi so với độ phổ biến của Giấy phép phi thương mại. Tuy nhiên, đối với tất cả các điều khoản trong giấy phép, sẽ luôn phát sinh các trường hợp sử dụng gây ra những thách thức cho việc phân loại xem liệu việc sử dụng đó là thương mại hay phi thương mại.
Cộng đồng Sáng tạo không thể giúp bạn xác định xem việc sử dụng là thương mại hay phi thương mại. Nếu bạn không chắc chắn, chúng tôi gợi ý bạn nên liên hệ với người cấp phép để làm rõ hoặc tìm kiếm các tác phẩm đã được cấp phép theo Giấy phép CC cho phép sử dụng với mục đích thương mại (ký hiệu “BY”, “BY-SA”, “BY-ND”).
- Việc sử dụng của tôi có tạo ra tác phẩm phái sinh hoặc tác phẩm phóng tác hay không?
Tùy từng trường hợp, tác phẩm phái sinh là một tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm khác nhưng nó không phải là bản sao chép giống hệt hay nguyên văn. Việc xác định chính xác điều này là một câu hỏi khó về mặt pháp lý.
Nói chung, bản dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hoặc một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách là những ví dụ về tác phẩm phái sinh. Theo các giấy phép cơ bản của Cộng đồng Sáng tạo, tác phẩm âm nhạc được đồng bộ hóa với các hình ảnh chuyển động khớp về mặt thời gian cũng sẽ được coi là một tác phẩm phái sinh.
Tất cả các Giấy phép CC cho phép người sử dụng thực hiện các quyền được cấp phép nêu trong giấy phép dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào. Điều này có nghĩa là, chẳng hạn như, theo Giấy phép CC Ghi nhận đóng góp – Phi thương mại – Không phái sinh Phiên bản 3.0 Chưa được điều chỉnh theo luật quốc gia thì bạn có thể sao chép tác phẩm từ file dữ liệu kỹ thuật số để tạo thành bản in miễn là việc sao chép của bạn phù hợp với các điều khoản được đưa ra trong Giấy phép đó.
- Cộng đồng Sáng tạo có thể cho phép tôi sử dụng một tác phẩm đã được cấp Giấy phép CC mà tôi tìm thấy hay không?
Không. Giấy phép CC được cung cấp miễn phí cho công chúng. Không yêu cầu đăng ký để sử dụng Giấy phép CC và chúng tôi cũng không duy trì bất kỳ kiểu đăng ký nào. Chúng tôi thường không có thông tin trực tiếp về những người đang sử dụng giấy phép, thậm chí cả việc họ sử dụng giấy phép đó cho mục đích gì (mặc dù chúng tôi gián tiếp biết được việc sử dụng thông qua nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau). Chúng tôi không có cách nào liên hệ với các tác giả của tác phẩm được cấp Giấy phép CC và cũng không cung cấp bất kỳ một dịch vụ nào nhằm làm rõ các quyền.
- Nếu ở nước tôi chưa có Giấy phép CC đã điều chỉnh theo luật quốc gia thì tôi cần phải làm gì?
Tất cả các Giấy phép CC được dự tính có hiệu lực trên pham vi toàn cầu dù nó có “được điều chỉnh theo luật quốc gia” hay chưa. Nếu Giấy phép chưa được điều chỉnh theo luật quốc gia của bạn, chúng tôi khuyên bạn hãy sử dụng những phiên bản của chúng tôi chưa được điều chỉnh theo luật quốc gia. Các Giấy phép CC chưa được điều chỉnh theo luật quốc gia được tạo ra trong đó có sử dụng các điều khoản chuẩn mực của Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm Văn học và Nghệ thuật và các Điều ước quốc tế khác liên quan đến quyền tác giả và sở hữu trí tuệ.
Nếu bạn muốn giúp đỡ điều chỉnh các giấy phép theo luật quốc gia của bạn, bạn có thể xem xét hợp tác với chúng tôi trong trong việc tiến hành điều chỉnh giấy phép theo luật quốc gia: xem mục Tổng quan quốc tế về Quy trình Điều chỉnh Giấy phép theo luật quốc gia. Nếu bạn muốn đóng góp vào dự án này, xin vui lòng liên lạc với Cộng đồng Sáng tạo: info@creativecommons.org.
- Tôi có thể cấp phép sử dụng phần mềm của mình theo Giấy phép CC hay không?
Chúng tôi không khuyên bạn làm điều đó. Giấy phép CC không nên được sử dụng cho phần mềm. Chúng tôi rất khuyến khích bạn sử dụng một trong các Giấy phép sử dụng phần mềm rất hữu ích đã có sẵn. Chúng tôi khuyên bạn xem xét các Giấy phép được cung cấp bởi Tổ chức Phần mềm Miễn phí hoặc được đăng tải tại mục Sáng kiến Mã Nguồn mở. Không giống như các giấy phép của chúng tôi, là những giấy phép không hề đề cập đến mã nguồn hoặc mã đối tượng, những Giấy phép hiện có này đã được thiết kế để chuyên sử dụng với phần mềm.
Cộng đồng Sáng tạo đã “bao” việc cấp phép một số phần mềm/mã nguồn mở miễn phí bằng “Giấy phép sử dụng cho Cộng đồng” mà con người đọc được và các siêu dữ liệu mà máy đọc được. Bạn có thể sử dụng các giấy phép sử dụng phần mềm “được bao” này để tạo thuận lợi cho việc sử dụng các tài liệu mà con người đọc được cũng như các siêu dữ liệu mà máy đọc được của Cộng đồng Sáng tạo trong khi vẫn có thể cho phép sử dụng tác phẩm của bạn theo một giấy phép sử dụng phần mềm đã được thiết lập. Một điều quan trọng cần lưu ý là Cộng đồng Sáng tạo không làm thay đổi những giấy phép sử dụng phần mềm này theo bất kỳ cách nào mà đơn giản chỉ là tập hợp những lời giải thích mà con người và máy móc đọc được trong các giấy phép cùng với nội dung của giấy phép gốc.
- Làm thế nào để thay đổi tùy chọn tìm kiếm Cộng đồng Sáng tạo được tích hợp trong trình duyệt Firefox?
Mozilla đã đưa cả Cộng đồng Sáng tạo vào chức năng tìm kiếm của trình duyệt Firefox cùng với những tùy chọn tìm kiếm cho Google, Amazon và những trang tìm kiếm thông dụng khác. Xem các đặc tính của Mozilla.
Nếu bạn muốn dỡ bỏ một tùy chọn tìm kiếm cụ thể nào đó, hãy nhắp chuột vào biểu tượng xuất hiện trong ô tìm kiếm (ví dụ: biểu tượng của Cộng đồng Sáng tạo hay biểu tượng của Google). Bạn sẽ thấy hiện ra một danh sách trải xuống phía dưới cho phép bạn sử dụng chuột để lựa chọn nhà cung cấp công cụ tìm kiếm khác nhau. Lựa chọn mục “Quản lý công cụ tìm kiếm” sẽ cho phép bạn thêm hoặc loại bỏ các công cụ tìm kiếm được chọn, ví dụ như: Flickr và Wikipedia.
Để chuyển đổi giữa các nhà cung cấp cộng cụ tìm kiếm thông qua bàn phím, hãy bắt đầu bằng việc nhắp chuột vào ô tìm kiếm, sau đó giữ phím Ctrl (hoặc phím Apple/ Command trên một giao thức mạng Mac) và nhấn phím có hình mũi tên hướng lên trên vài lần. Bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng Google. Để chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác, bạn có thể nhấn phím Ctrl (hoặc Apple) + down. Thông tin chi tiết liên quan đến trình duyệt tìm kiếm Firefox có thể xem tại trang wiki của chúng tôi.
- Tôi có thể ghi nhận đóng góp chính xác cho tác phẩm đã cấp Giấy phép CC theo cách nào?
Tất cả các Giấy phép CC hiện hành đều yêu cầu bạn phải ghi nhận đóng góp của tác giả gốc. Nếu chủ sở hữu quyền tác giả không quy định bất kỳ cách thức cụ thể nào để ghi nhận đóng góp cho họ thì điều đó không có nghĩa là bạn không phải ghi nhận sự đóng góp. Điều đó đơn giản có nghĩa là bạn sẽ phải tiến hành việc ghi nhận sự đóng góp với khả năng cao nhất của mình dựa trên những thông tin mà bạn có. Nói chung, điều này hàm ý 5 vấn đề:
- Nếu bản thân tác phẩm chứa đựng thông báo bản quyền bất kỳ do chủ sở hữu quyền tác giả đưa ra thì bạn cần khéo léo bỏ đi hoặc tạo lại các thông báo đó sao cho phù hợp với môi trường nơi bạn đang công bố lại tác phẩm.
- Trích dẫn tên tác giả, tên đăng nhập (screen name), thông tin nhận dạng người sử dụng, v.v. Nếu bạn đang công bố thông tin này trên Internet , thì tốt nhất là tạo đường dẫn để nối tới trang thông tin cá nhân của họ, nếu có trang này.
- Trích dẫn tiêu đề hoặc tên tác phẩm, nếu có. Trường hợp bạn đang công bố tác phẩm trên Internet, tốt hơn là tạo đường dẫn trực tiếp từ tên hay tiêu đề đó tới tác phẩm gốc.
- Trích dẫn Giấy phép CC cụ thể được cấp cho tác phẩm đó. Nếu bạn đang công bố tác phẩm trên Internet thì tốt nhất là giấy phép này được tạo đường dẫn tới giấy phép được đăng tải trên website của Cộng đồng Sáng tạo .
- Ngoài những nội dung nêu trên, nếu bạn đang tạo tác phẩm phái sinh hay phóng tác thì bạn cần chỉ rõ rằng tác phẩm của bạn là một tác phẩm phái sinh, tức là cần nêu rõ, như “ Đây là bản dịch tiếng Phần Lan của [tác phẩm gốc] của [tác giả]”, hay “Kịch bản phim dựa trên [tác phẩm gốc] của [tác giả]” chẳng hạn.
Trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả chỉ rõ các thức ghi nhận đóng góp, thì ngoài yêu cầu phải khéo léo loại bỏ những thông báo bản quyền hiện có, họ chỉ có thể đưa ra những yêu cầu nhất định. Đó là:
- Họ có thể yêu cầu bạn ghi nhận đóng góp tác phẩm cho một tên gọi, bút danh hoặc thậm chí là một tổ chức nào đó.
- Họ có thể yêu cầu bạn liên kết/cung cấp đường dẫn URL nhất định (địa chỉ web) cho tác phẩm.
- Nếu bạn muốn biết giấy phép hiện tại (“chuẩn mực pháp lý – legalcode”) phhair quy định như thế nào về việc ghi nhận đóng góp, bạn có thể sử dụng Giấy phép CC loại Ghi nhận đóng góp 3.0 Chưa được điều chỉnh theo luật quốc gia để làm ví dụ.. Xin lưu ý rằng đây chỉ là một ví dụ và bạn luôn luôn nên đọc mục phù hợp trong giấy phép nêu trên… thường xuyên, nhưng có lẽ không cần thiết phải luôn luôn, đọc các mục 4(b) hoặc 4(c):
http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/legalcode
D&N International