Vai trò của nhãn hiệu đối với Doanh Nghiệp

adminquantri - October 16, 2010

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, do xu hướng toàn cầu hoá, nên thị trường không phải là chỉ ở một quốc gia hoặc vài quốc gia mà nó mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng, trong bối cảnh hiện nay quyền sở hữu công nghiệp trong đó bao gồm cả nhãn hiệu là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Giá trị của những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Coca Cola, Kodac, Mallboro lên đến hàng chục tỷ Dollar.

Nhãn hiệu là một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp

Để đưa một sản phẩm hàng hoá/dịch vụ ra thị trường, trước hết bạn phải lên kế hoạch thiết kế, chế tạo sản phẩm có chất lượng, hình thức, tính năng, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Sau đó bạn cần phải thiết kế nhãn hiệu phù hợp với sản phẩm. Sau khi đã có nhãn hiệu cho sản phẩm, bạn phải quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để khách hàng biết về sản phẩm đó và đồng thời đưa hàng hoá ra tiêu thụ trên thị trường. Khi hàng hoá đã có chỗ đứng trên thị trường bạn phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm để gây niềm tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Để được là chủ hợp pháp của nhãn hiệu, bạn phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ, theo đuổi đơn cho đến khi được cấp bằng.

Việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu là một quá trình lâu dài, bạn phải chi phí rất nhiều tiền của, công sức và thời gian để tạo chỗ đứng trên thị trường cho một nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu phải được tiến hành càng sớm càng tốt vì Luật SHTT Việt Nam theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first – to – file), có nghĩa là đơn nộp đơn trước được thẩm định cấp bằng trước. Thường các doanh nghiệp nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu trước khi quảng bá nhãn hiệu trên thị trường để tránh trường hợp nhãn hiệu của doanh nghiệp bị người khác đăng ký trước do sự chậm trễ của doanh nghiệp.

Khi hàng hoá đã được người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng, thì nhãn hiệu sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận rất lớn cho bạn thông qua sản xuất, tiêu thụ hàng hoá mang nhãn hiệu đó hoặc ký hợp đồng nhượng quyền sử dụng cho phép doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu đó. Khi đó nhãn hiệu trở thành tài sản rất quan trọng của bạn. Giá trị tài sản này tăng lên hàng ngày, tỷ lệ thuận với hàng hoá bạn bán ra, vì bạn bán ra các nhiều hàng hoá mang nhãn hiệu này thì càng nhiều người biết đến nhãn hiệu của bạn và giá trị của nhãn hiệu của bạn cũng tăng lên. Khi nhãn hiệu của bạn trở nên nổi tiếng, thì đó là tài sản vô giá.

Để bảo vệ nhãn hiệu, sau khi được cấp bằng bạn phải quản lý việc sử dụng nhãn hiệu một cách chặt chẽ, cụ thể là kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu kể cả sản phẩm/dịch vụ của bên thứ ba mà bạn cho phép sử dụng nhãn hiệu để nhãn hiệu ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Bên cạnh đó bạn phải giám sát việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường để kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm quyền về nhãn hiệu của bạn để có thể xử lý nhanh chóng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, do xu hướng toàn cầu hoá, nên thị trường không phải là chỉ ở một quốc gia hoặc vài quốc gia mà nó mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy các chuyên gia kinh tế đều thống nhất rằng, trong bối cảnh hiện nay quyền sở hữu công nghiệp trong đó bao gồm cả nhãn hiệu là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Giá trị của những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Coca Cola, Kodac, Mallboro lên đến hàng chục tỷ Dollar.

Chức năng thúc đẩy kinh doanh của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Nhãn hiệu có vai trò quan trọng như vậy đối với doanh nghiệp bởi vì nhãn hiệu là “nhân viên Marketing” cực kỳ xuất sắc của doanh nghiệp, thông qua các chức năng của nó trên thị trường:

Chức năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ: như đã nói ở trên, bạn chọn mua hàng hoá dựa trên dấu hiệu hay nhãn hiệu mà nhà sản xuất gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm. Như vậy, nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hoá cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Chức năng này của nhãn hiệu dẫn bạn đến đúng hàng hoá mà bạn ưa thích hay nói cách khác “nhãn hiệu là người bán hàng im lặng” cho doanh nghiệp.

 

Chức năng thông tin nguồn gốc sản phẩm: bạn quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó không một chút do dự bởi vì có thể trước đây bạn đã mua hàng hoá đó, bạn đã biết hàng hoá đó của nhà sản xuất nào và bạn tin tưởng vào hàng hoá của nhà sản xuất đó. Như vậy nhãn hiệu có chức năng thông tin về nguồn gốc sản phẩm.

Chức năng thông tin các đặc tính sản phẩm: bạn chọn mua hàng hoá đó vì trước đó bạn đã mua và bạn hài lòng về chất lượng, giá cả của nó. Bạn mua hàng hoá đó bởi vì bạn biết rõ chất lượng của hàng hoá đó, biết sản phẩm đó chế tạo từ vật liệu gì , biết hàng hoá đó có hợp với túi tiền của bạn không và rất nhiều thông tin về sản phẩm đó. Như vậy nhãn hiệu có chức năng thông tin về đặc tính sản phẩm.

Nhãn hiệu chủ và nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp

            Nói chung, rất nhiều loại hàng hóa, nhất là hàng hóa của các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia thường được gắn hai nhãn hiệu khác nhau:

            Nhãn hiệu chủ (home trademark), là nhãn hiệu được gắn trên tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Nhãn hiệu này thường được lấy từ yếu tố phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp có thể kèm theo Logo của doanh nghiệp. Nhãn hiệu chủ có chức năng chủ yếu là phân biệt nguồn gốc của sản phẩm, nghĩa là nhìn vào nhãn hiệu này, khách hàng có thể biết ngay sản phẩm của doanh nghiệp nào. Nhãn hiệu chủ thường sử dụng lâu dài, cùng với thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Nhãn hiệu chủ cũng ít khi thay đổi. Một doanh nghiệp chỉ có một nhãn hiệu chủ duy nhất.

            Nhãn hiệu sản phẩm, là nhãn hiệu dùng để phân biệt giữa sản phẩm này và sản phẩm khác của cùng một doanh nghiệp để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm mình ưng ý trong số vô vàn sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp. Vì lý do trên, nhãn hiệu này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian tương ứng với vòng đời của sản phẩm, nghĩa là khi sản phẩm không còn lưu thông trên thị trường thì nhãn hiệu này cũng không được sử dụng nữa. Một doanh nghiệp có thể có rất nhiều nhãn hiệu phân biệt sản phẩm.

            Ví dụ khi bạn chọn mua một chiếc ô tô TOYOTA Camry 2.5 chẳng hạn, thì nhãn hiệu TOYOTA và Logo hình enlip lồng vào nhau là nhãn hiệu chủ của Hãng ô tô TOYOTA, nhìn vào nhãn hiệu này bạn biết ngay nguồn gốc, chất lượng, tầm giá cả của ô tô. Nhìn vào nhãn hiệu Camry bạn có thể phân biệt loại ô tô này với các loại ô tô khác cùng của hãng TOYOTA như Corolla Altis v.v., bạn cũng dễ dàng chọn được ô tô vừa ý dựa vào chức năng phân biệt sản phẩm và chức năng thông tin về sản phẩm của nó.

                                                                                                            D&N International