Giới thiệu Luật quyền tác giả Việt Nam
Khi Bạn sáng tạo ra một Tác phẩm, ví dụ một bài thơ, được ghi lại trên một phương tiện nào đó, ví dụ bài thơ được in trên giấy hoặc được ghi bằng phương tiện kỹ thuật số như ghi âm hoặc đăng trên trang web chẳng hạn, thì Bạn đã được pháp luật bảo vệ Quyền tác giả một cách tự động đối với Tác phẩm thơ của mình.
Tác phẩm thơ của Bạn được gọi là Tác phẩm gốc (Original Work) trong hầu hết Luật quyền tác giả của các quốc gia trên thế giới và các hiệp định Quốc tế về quyền tác giả. Tác phẩm này được gọi là Tác phẩm gốc vì Bạn sáng tạo hoàn toàn ra Tác phẩm mà không dựa vào bất kỳ tác phẩm nào khác. Tất cả các tác phẩm được phát triển từ tác phẩm gốc được gọi là tác phẩm phái sinh, ví dụ như bản dịch ra tiếng nước ngoài, bài hát được phổ nhạc của bài thơ v.v.đều là tác phẩm phái sinh.
Luật quyền tác giả đảm bảo Tác giả có độc quyền đối với Tác phẩm trong một thời hạn nhất định, bao gồm quyền công bố, quyền phân phối và quyền phóng tác, cải biên Tác phẩm và cho phép người khác sử dụng các quyền này. Sau khi hết thời hạn bảo hộ này Tác phẩm thuộc về công chúng.
Luật quyền tác giả được thiết lập tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhiều hiệp ước, công ước Quốc tế, song phương về bảo hộ Quyền tác giả được ký kết giữa các quốc gia để bảo vệ Quyền tác giả trên bình diện Quốc tế.
Quyền tác giả tại Việt Nam được quy định trong Phần thứ hai của Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, Nghị Định 100/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác. Việt Nam cũng đã tham gia Công ước Bec-nơ và các Hiệp ước quốc tế đa phương và song phương khác về Quyền tác giả̉ và Quyền liên quan.
Các đối tượng được bảo hộ Quyền tác giả theo Luật quyền tác giả Việt Nam bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, khoa học, và kiến trúc; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ địa hình, công trình khoa học; Sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, bài phát biểu và bài nói; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; và Các Tác phẩm phái sinh từ các Tác phẩm trên .
Các quyền của Chủ sở hữu, Tác giả đối với Tác phẩm bao gồm: Quyền nhân thân bao gồm các quyền: Đặt tên cho Tác phẩm; Ghi danh trên Tác phẩm, khi Tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố/cho phép công bố Tác phẩm; và Bảo vệ sự toàn vẹn của Tác phẩm.
Các quyền tài sản của Chủ sở hữu Tác phẩm được bảo hộ bao gồm: Làm Tác phẩm phái sinh; Biểu diễn Tác phẩm; Sao chép Tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc/bản sao Tác phẩm; Truyền đạt Tác phẩm đến công chúng; và Cho thuê bản gốc/bản sao Tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Ngoài ra Chủ sở hữu Tác phẩm còn có các quyền liên quan bao gồm: Quyền đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình; Quyền liên quan có mức độ và thời hạn bảo hộ hạn chế hơn.
Để bảo vệ Quyền tác giả của mình khi có hành vi xâm phạm Tác phẩm, Tác giả, Chủ sở hữu Tác phẩm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm của mình hoặc yêu cầu các Cơ quan Thực thi Quyền tác giả xử lý hành vi vi phạm bằng biện pháp xử phạt hành chính hoặc thông qua vụ kiện dân sự để buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, bồi thường tiệt hại v.v.
Như đã nói ở trên, khi Bạn sáng tạo tác phẩm được ghi trên phương tiện vật chất bất kỳ thì Bạn đã được pháp luật bảo vệ tự động Quyền tác giả mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên, để có cơ sở vững chắc Bạn là Tác giả, Chủ sở hữu Tác phẩm, Bạn có thể đăng ký Quyền tác giả đối với Tác phẩm của mình bằng cách nộp đơn đăng ký Quyền tác giả cho Cục bản Quyền tác giả. Đơn đăng ký không được thẩm định nội dung và Bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhân đăng ký Quyền tác giả. Giấy chứng này là một trong những căn cứ chứng minh Quyền tác giả của Bạn khi có tranh chấp xảy ra.
Quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn. Thời hạn bảo hộ Quyền tác giả đối với các loại tác phẩm khác nhau cũng khác nhau. Cụ thể là: Quyền nhân thân trừ quyền công bố được bảo hộ vô thời hạn. Quyền tài sản và quyền công bố Tác phẩm: 75 năm từ thời điểm công bố lần đầu đối với Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, Tác phẩm khuyết danh. 100 năm từ thời điểm định hình đối với Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa công bố. Đến 50 năm sau khi Tác giả qua đời đối với các loại Tác phẩm còn lại.
Để được sử dụng tác phẩm của bạn, người sử dụng phải ký hợp đồng chuyển gia quyền sử dụng Tác phẩm bằng văn bản với Bạn, hợp đồng này không phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.
Nội dung bắt buộc phải có trong Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm bao gồm: Tên và địa chỉ đầy đủ của 2 bên; Tên tác phẩm được chuyển quyền sử dụng; Phạm vi chuyển giao quyền; Giá, phương thức thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Luật quyền tác giả Việt Nam cũng quy định trong một số trường hợp người sử dụng có quyền sử dụng tác phẩm của người khác mà không phải xin phép, các trường hợp này bao gồm: Trích dẫn, Đưa tin, Sao chép Tác phẩm để nghiên cứu/giảng dạy
Pháp luật bảo hộ Quyền tác giả nhằm tạo điều kiện vật chất, tinh thần nhằm tạo động lực cho Tác giả sáng tạo các Tác phẩm mới để làm giàu kho tàng văn hóa, khoa học và nghệ thuật của đất nước từ đó tạo động lực cho sự phát triển các mặt văn hóa, nghệ thuật, khoa học và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Việc bảo hộ quyền tác giả một cách chặt chẽ cũng có mặt hạn chế của nó, đó là việc bảo hộ Quyền tác giả làm cho công chúng khó tiếp cận để sử dụng Tác phẩm với mục đích chính đáng; vì vậy cản trở tình phổ biến của Tác phẩm và làm cho Tác phẩm khó được phát triển thêm dưới dạng ác tác phẩm phái sinh vì vậy Tác phẩm khó trở nên hoàn thiện và phong phú hơn.
Để tìm hiểu thêm về Luâth Quyền tác giả bạn có thêm xem theo đường link sau: https://dnlaw.com.vn/index.php?f=ipresource&do=categories&id=16
D&N International