Vụ nhãn hiệu tập thể “AOP”: VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ
Gần đây, Công ty Quốc tế D&N, đại diện cho Association suisse des AOP-IGP (Thụy Sỹ), đã vượt qua từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) để đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể “” do hồ sơ đơn đăng ký không đầy đủ. Điều đáng chú ý là đối với hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, thì ngoài những thông tin và tài liệu cần phải có để đăng ký 1 nhãn hiệu thông thường, hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cần phải có thêm một số tài liệu khác.
Sự việc
Hiệp hội Association suisse des AOP-IGP (Thụy Sỹ) đã nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tập thể có chỉ định Việt Nam cho nhãn hiệu tập thể “” cho các sản phẩm nhóm 29, 30, 31, 32 & 33 (“Nhãn Hiệu Tập Thể”). Tuy nhiên, Cục SHTT ra thông báo dự định từ chối bảo hộ nhãn hiệu này do hồ sơ đăng ký thiếu tài liệu yêu cầu đối với 1 nhãn hiệu tập thể theo qui định tại Điều 105 Luật SHTT.
Sau khi xem xét vụ việc, Công ty D&N đã tư vấn và hỗ trợ Association suisse des AOP-IGP chuẩn bị các tài liệu còn thiếu theo qui định đối với một hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể đó là Quy chế sử dụng và Danh sách thành viên được sử dụng nhãn hiệu. Đồng thời, Công ty D&N cũng thay mặt Association suisse des AOP-IGP phúc đáp từ chối của Cục SHTT.
Sau khi xem xét các tài liệu bổ sung, ngày 17/10/2016, Cục SHTT đã ra Quyết định số 4142/QĐ-SHTT chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm thuộc nhóm 29, 30, 31, 32 & 33.
Lời bình:
Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể, để tránh bị từ chối do thiếu tài liệu, giấy tờ cần thiết, thì ngoài các thông tin và tài liệu cần phải chuẩn bị để đăng ký 1 nhãn hiệu thông thường như: mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu, và giấy ủy quyền (nếu thông qua đại diện), các tổ chức cần lưu ý chuẩn bị thêm Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Theo Điều 105.4 Luật SHTT, Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể cần có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
– Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
– Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
– Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
– Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.